Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Tái cấu trúc, các đơn vị thành viên VNPT sẽ mạnh lên


Tai cau truc, cac don vi thanh vien VNPT se manh len
ICTnews - VNPT đang hướng đến mục tiêu doanh thu đạt trên 100 nghìn tỷ đồng và tiếp tục thực hiện tái cấu trúc tập đoàn theo hướng tổ chức lại các đơn vị thành viên để trở thành những tổng công ty mạnh.



VNPT đang hướng tới mục tiêu trở thành 1 trong 10 nhà khai thác viễn thông lớn nhất ở châu Á.
Báo BĐVN đã phỏng vấn ông Phan Hoàng Đức, Phó Tổng giám đốc Thường trực VNPT về vấn đề này.
Tính đến thời điểm hiện nay, Công ty mẹ của Tập đoàn VNPT đã chuyển sang mô hình Công ty TNHH một thành viên theo đúng Luật Doanh nghiệp. Việc hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế trước đây cũng như khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hiện nay, VNPT cũng như các tập đoàn kinh tế khác đều vận hành theo những quy định của Luật doanh nghiệp. Do vậy, có thể nói rằng công tác chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của VNPT không có khó khăn hay ảnh hưởng gì lớn đến hoạt động của Tập đoàn. Hiện các kế hoạch SXKD của Tập đoàn năm 2010 đang được triển khai bình thường.
Về mô hình tổ chức, theo chỉ đạo của Chính phủ cũng như lộ trình của VNPT, Tập đoàn đang thực hiện tái cấu trúc lại về cơ cấu tổ chức của khối Viễn thông trong Tập đoàn. Đối với việc chuyển đổi hiện nay, bước đầu tiên là chuyển đổi Công ty mẹ Tập đoàn, bước thứ hai là thực hiện đề án tái cấu trúc lại các đơn vị thành viên của Tập đoàn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quí 3 năm nay.
Ông Phan Hoàng Đức
Mục tiêu của VNPT là xây dựng hạ tầng tập trung; quản lý và điều hành thống nhất; nâng quyền tự chủ và trách nhiệm của các đơn vị trong cung cấp dịch vụ, kinh doanh; bảo đảm chất lượng và hiệu quả.
Về lĩnh vực công nghiệp của VNPT hiện nay, chủ yếu đang thực hiện công nghiệp sản xuất các vật liệu, phụ kiện như cáp đồng, cáp quang, thiết bị đầu cuối… đáp ứng cho mạng lưới.
Tuy nhiên, Tập đoàn đang có những bước điều chỉnh, cụ thể sẽ sắp xếp lại để có thể tập trung đi vào một số lĩnh vực như các thiết bị đầu cuối, CNTT hay các sản phẩm điện tử, theo hướng đáp ứng yêu cầu SXKD của Tập đoàn và nhu cầu thị trường bên ngoài. Bên cạnh đó, công nghiệp nội dung là một trong những mũi nhọn mà VNPT đang hướng đến.
Đây là vấn đề thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp chuẩn bị cho giai đoạn hội nhập. Từ nay cho đến năm 2015, mục tiêu của VNPT đặt ra là cơ cấu doanh thu tại thị trường nước ngoài chiếm 20%. Tuy nhiên, bây giờ thì mới chỉ đạt được khoảng 5%. VNPT xác định đây là mục tiêu lâu dài và đang có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng để bước ra thị trường quốc tế. Cụ thể: Tập trung phát triển các lĩnh vực kinh doanh quốc tế hiện có như liên kết mạng lưới kinh doanh lưu lượng, cho thuê hạ tầng, kinh doanh dịch vụ thông tin vệ tinh trong khu vực, cung cấp sản phẩm công nghiệp ra thị trường ngoài nước; đầu tư hạ tầng và dịch vụ vào các nước đang phát triển; nghiên cứu và đẩy mạnh công nghiệp nội dung, đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ, nội dung kinh doanh trong môi trường khu vực và quốc tế; lựa chọn đối tác chiến lược để hợp tác trong lĩnh vực đầu tư vốn, công nghệ, dịch vụ… VNPT đang hướng tới mục tiêu trở thành 1 trong 10 nhà khai thác viễn thông lớn nhất ở châu Á.
Là Tập đoàn kinh tế chủ lực của quốc gia trong lĩnh vực VT - CNTT, trách nhiệm đầu tiên của VNPT là xây dựng, phát triển hạ tầng mạng. Để phát triển được CNTT thì phải có một hạ tầng mạng thật tốt, VNPT xác định là đơn vị chủ lực cung cấp cơ sở hạ tầng cho VT-CNTT Việt Nam.
Thứ hai, VNPT có trách nhiệm giữ vai trò chủ chốt trong việc hỗ trợ thực hiện chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử của Việt Nam. Được Nhà nước giao nhiệm vụ này, ngoài việc vừa là nhà cung cấp hệ thống vừa là nhà cung cấp các dịch vụ, VNPT còn có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các Bộ ngành, địa phương để thực hiện Chính phủ điện tử theo đúng lộ trình đề ra.
Thứ ba, các dịch vụ cung cấp ra thị trường phải là các dịch vụ số. VNPT đang tập trung đầu tư vào công nghiệp nội dung số và sẽ là nhà cung cấp nội dung số hàng đầu ở Việt Nam.
Thứ tư, để đáp ứng yêu cầu phát triển CNTT hiện nay thì đào tạo nguồn nhân lực là một việc mấu chốt. Do đó, VNPT đang định hướng phát triển Học viện Công nghệ BCVT và tất cả trung tâm đào tạo khác hướng đến mục tiêu đào tạo mở rộng để cung cấp nguồn nhân lực về CNTT không chỉ cho Tập đoàn mà cho cả xã hội.
Thứ năm, để đáp ứng được vai trò tiên phong về CNTT, VNPT đang tổ chức lại lực lượng công nghệ của Tập đoàn để tập trung đi vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển CNTT. Tập đoàn đang quyết tâm đưa ra các sản phẩm công nghệ số cung cấp không chỉ cho riêng Việt Nam mà cho cả khu vực, đồng thời VNPT sẽ là nhà cung cấp các giải pháp về công nghệ cho các đơn vị, các doanh nghiệp trong nước…
Như vậy, 5 lĩnh vực trên đã xác định rõ vị trí, vai trò hàng đầu của VNPT trong đề án đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về CNTT.
Mục tiêu chiến lược của VNPT về Bưu chính là phát triển Tổng công ty Bưu chính hiện nay trở thành Tổng công ty đáp ứng các yêu cầu về bưu chính công ích cho đất nước, đồng thời kinh doanh các sản phẩm dịch vụ bưu chính, tài chính, bảo hiểm và đa lĩnh vực trên thị trường trong nước và quốc tế.
Theo lộ trình thì đến 2013, Tổng công ty Bưu chính tách ra khỏi Tập đoàn để hoạt động độc lập. VNPT đang tập trung để thực hiện mục tiêu chiến lược trên.

Không có nhận xét nào: